Một trong những thách thức lớn nhất trong việc setup ánh sáng studio để chụp Food là sử dụng nhiều nguồn sáng trong một bức ảnh.

Đối với lĩnh vực chụp Food nói chung, một nguồn sáng cũng đủ đề bạn tạo ra một bức ảnh đẹp mắt, phục vụ cho mục đích viết Blog hay chia sẻ trên mạng xã hội. Nhưng lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại lại khác, nó đòi hỏi bạn phải sử dụng nhiều hơn một nguồn sáng.

Chụp Food với nhiều nguồn sáng là cảnh giới cao hơn trong Food Photography, khi bạn nắm vững những điều cơ bản này, nó sẽ giúp bạn tiến thêm 1 bước vào lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại.

Cach Su Dung Nhieu Nguon Sang Trong Food Photography 1-3

Khi nào thì nên sử dụng 2 đèn

Lý do bạn thường sử dụng một nguồn sáng trong chụp Food là bởi nó đơn giản, bạn dễ dàng có thể dùng một tấm hắt sáng như một tờ giấy trắng, một miếng xốp trắng để tạo ánh sáng phản xạ cho những vùng bị tối.

Tam Hat Sang Kho A4 Chup Anh (5)

Một tấm hắt sáng tuy đơn giản nhưng lại cực kì hiệu quả trong Food Photography. Nó có thể là màu trắng hoặc vàng tùy thuộc vào mục đích sử dụng tông màu cho bức ảnh của bạn.


Chiếu sáng cho một bức ảnh thiếu sáng

Trong trường hợp bạn muốn đi theo phong cách Tối (Dark Mood), bạn sẽ chỉ sử dụng một nguồn sáng chính, với việc sử dụng phông nền chụp ảnh màu tối và tất cả những vùng đối diện sẽ bị làm tối đi tùy theo cách bạn chọn hướng sáng.

  • Trường hợp bức ảnh quá tối, bạn đơn giản thêm 1 tấm hắt sáng màu trắng ngay đối diện nguồn sáng để tăng ánh sáng.
  • Trường hợp bức ảnh quá sáng, bạn thêm 1 tấm hắt sáng màu đen ngay đối diện nguồn sáng để triệt tiêu ánh sáng.

Nguồn sáng thứ 2 (nguồn sáng phụ hay đèn phụ) với cường độ thấp hơn, dùng để lấp đầy cho những khu vực mà bạn muốn nó sáng nếu Tấm hắt sáng làm chưa tốt.

Ví dụ trong bức ảnh chụp chiếc bánh kem Chocolate bên dưới, với chỉ một nguồn sáng từ bên trái, nó quá yếu để có thể chiếu tới phía đối diện, dẫn đến bức ảnh có thể bị thiếu sáng, mất chi tiết ở vùng tối. Trong trường hợp này, nếu bạn đặt thêm 1 đèn phía bên phải bức hình, nó có thể làm rõ hơn.

Cach Su Dung Nhieu Nguon Sang Trong Food Photography

Điều quan trọng bạn cần nhớ là nguồn sáng thứ 2 này (Đèn phụ) cần được giảm công suất, để nó không tranh chấp với nguồn sáng chính. (Đèn chính)

Nếu công suất nguồn sáng phụ quá cao, nó sẽ lấn át nguồn sáng chính, vào tạo thêm 1 cái bóng đổ, điều này làm cho bức ảnh trông không được tự nhiên. Mà trong Chụp Food, bức ảnh mang lại cảm giác được chụp trong điều kiện ánh sáng tự nhiên là bức ảnh thành công, vì đơn giản, ánh sáng tự nhiên là ánh sáng chỉ có một nguồn sáng là mặt trời.

Cach Su Dung Nhieu Nguon Sang Trong Food Photography 3-3

Chiếu sáng cho cảnh chụp lớn

Một tình huống khác mà bạn cần dùng 2 đèn là khi bạn chụp các Đại cảnh ví dụ như một bàn ăn với nhiều món ăn và Phụ kiện chụp ảnh trong đó hoặc chụp theo kiểu Flatlay.

> Xem thêm: Chụp Flatlay là gì và Cách chụp sản phẩm sao cho đẹp

Cach Su Dung Nhieu Nguon Sang Trong Food Photography A1

Trong một vài trường hợp, khi bạn chỉ dùng một đèn, ánh sáng sẽ không thể chiếu tới những khu vực quá xa nguồn sáng. Bạn có thể nâng đèn lên cao để chiếu thẳng xuống cho đều, nhưng nó lại tạo ra ánh sáng khá bệt, sản phẩm không nổi khối. Nên ta cần dùng 1 đèn phụ để cân bằng những vùng sáng nằm quá xa đèn chính, nhưng lưu ý là chỉ dùng cường độ đèn thấp.

Vậy vị trí đặt nguồn sáng thứ 2 ở đâu là thích hợp nhất?

Không phải đặt đối diện nguồn sáng chính, mà bạn nên đặt cùng phía với nguồn sáng chính. Khi 2 đèn đặt cùng phía, nguồn sáng sẽ được mở rộng ra, như cách mà bạn làm cái cửa sổ rộng ra ấy. Nếu phần đối diện 2 nguồn sáng đó quá tối, bạn có thể dùng tấm hắt sáng để cân bằng vùng sáng.


Khi nào thì nên sử dụng 3 đèn

Sử dụng 3 đèn trở lên thường dùng trong lĩnh vực Chụp Food thương mại. Ánh sáng bạn nhìn thấy sẽ không còn được tự nhiên mà trông như được chụp trong Studio, ánh sáng kiểu này thường xuất hiện trong những bức ảnh quảng cáo. Lý do chính mà họ sử dụng nhiều đèn là để sản phẩm được chụp có thể tái hiện được rõ ràng với nhiều chi tiết nhất.

Ví dụ dưới đây là chiếc bánh Burger được chụp bằng 3 đèn:

Cach Su Dung Nhieu Nguon Sang Trong Food Photography 5-3

Đèn thứ nhất (Đèn chính – Key Light) nằm ở bên trái bức ảnh, nó cung cấp đủ ánh sáng để bao quát toàn bộ bức ảnh, tuy nhiên nó không đủ mạnh để thể hiện hết các chi tiết của chiếc Burger được thể hiện qua từng lớp nhân bên trong.

Đề khắc phục điều này, người chụp đã sử dụng Đèn thứ hai (Đèn phụ – Fill Light) ở phía đối diện, nhưng đặt gần mặt trước của chiếc Burger, với công suất chỉ bằng 1/4 so với nguồn sáng chính.

Đèn thứ ba được sử dụng để chỉ làm sáng phần mặt trên của chiếc Burger. Đèn thứ ba thường được dùng là đèn tạo hiệu ứng (hay đèn Snoot). Đây là loại đèn với ánh sáng hẹp, chỉ đủ rọi vào phần chiếc bánh, nhằm tạo điểm nhấn, giúp chủ thể trông nổi bật hơn, đồng thời làm tối đi phông nền hoặc những vật dụng ở xung quanh.


Hieu Ung Tu Den Snoot
Hiệu ứng tạo ra từ đèn Snoot

Trong bức ảnh dưới đây, người chụp bắt đầu với đèn rọi (Snoot), sau đó dùng thêm 1 đèn phụ (Fill Light) ở phía bên phải, và cuối cùng mới dùng đèn chính (Key light) để cân bằng cho bức ảnh. Nếu bạn dùng Key Light trước, bạn sẽ không thấy được các hiệu ứng của 2 đèn kia tác động lên sản phẩm như thế nào.

Cach Su Dung Nhieu Nguon Sang Trong Food Photography 6-2

Tóm lại

Nếu bạn nắm được những kiến thức mà mình chia sẻ ở trên, thì việc sử dụng nhiều đèn sẽ trở nên dễ dàng hơn, cùng với việc thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn đạt được những kết quả tuyệt vời.

Lời khuyên cuối cùng: Hãy dành thời gian để thử nghiệm với từng loại ánh sáng và quan sát hiệu ứng nó tạo ra khi bạn di chuyển đèn qua lại – lên xuống – gần xa. Đôi khi việc di chuyển vị trí đèn 1 xíu thôi cũng có thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt đấy.

Chúc bạn thành công.


Nguồn: gastrostoria.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *