9-yeu-to-de-tro-thanh-food-photographer-chuyen-nghiep-a1

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc chia sẻ ảnh trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhờ vào sự phát triển liên tục của công nghệ và Internet.

Điều này đã tạo nên một làn sóng quan tâm đến nghề “Food Photography” – người chuyên chụp ảnh thực phẩm.

Mọi người, từ người nội trợ chưa bao giờ sử dụng máy ảnh đến nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, có thể trở thành Food Photographer, miễn là họ có tài năng để tạo ra những tác phẩm đẹp.

Trong bài viết này, hãy cùng Nai Concept tìm hiểu về 9 yếu tố quan trọng để giúp bạn trở nên thành công hơn trong lĩnh vực Food Photography

Làm Thế Nào Để Thành Công trong Lĩnh Vực Food Photography?

Để thành công trong lĩnh vực Food Photography, bạn cần đầu tư thời gian để học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và “ăn đời.”

  • Thành công trong nhiếp ảnh không chỉ là niềm đam mê, mà còn là thu nhập đều đặn, nên mới được gọi là “Nhiếp ảnh thương mại.”
  • Bạn không cần máy ảnh siêu đắt tiền để trở thành Food Photographer thương mại; máy DSLR giá trung bình cũng đủ để bắt đầu.
  • Bạn cũng cần học các “kỹ năng cứng” như chụp ảnh, sử dụng ánh sáng, chỉnh sửa ảnh và phần mềm tùy chỉnh ảnh.
  • Ngoài ra, các “kỹ năng mềm” như kỹ năng kinh doanh, giao tiếp và tương tác với khách hàng cũng quan trọng trong nghề này.

9 yếu tố để trở thành một Food Photographer chuyên nghiệp

1. Thực hành thường xuyên

“Thực hành tạo nên sự hoàn hảo” chắc chắn là quan điểm đúng và phù hợp trong nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh là sự kết hợp của nghệ thuật và khoa học.

  • Bạn không những cần phải phát triển con mắt nghệ thuật, mà còn cả kỹ thuật chụp ảnh.
  • Máy ảnh đắt tiền sẽ không làm nên bức ảnh xuất sắc nếu thiếu tư duy về thẩm mỹ.
  • Và ngược lại, một nhiếp ảnh gia chỉ có con mắt thẩm mỹ, nhưng còn thiếu những kỹ thuật và thiết bị cơ bản cũng không thể cho ra ảnh Food đẹp.

Cho nên, để trở thành một nhiếp ảnh gia suất xắc, bạn cần phải có đủ 2 yếu tố: Nghệ thuật và Kĩ thuật. Cả 2 đều là những kĩ năng mà bạn có thể trau dồi theo thời gian bằng cách luyện tập thường xuyên.

9-yeu-to-de-tro-thanh-food-photographer-chuyen-nghiep-a5

Không ngừng cập nhật những ý tưởng mới

Các nhiếp ảnh gia thực phẩm hàng đầu trên thế giới dành thời gian cho dự án cá nhân:

  • Dù bận rộn, họ luôn có thời gian riêng vào cuối tuần để tạo ra những tác phẩm cá nhân.
  • Dự án cá nhân thường không bị gò bó bởi yêu cầu từ khách hàng và thể hiện sự sáng tạo tự do.
  • Thường, họ tạo ra các ý tưởng mới, thử nghiệm ánh sáng và bố cục đa dạng và ghi chú từng bước cẩn thận.
  • Dự án cá nhân giúp phát triển portofolio và giới thiệu phong cách riêng của họ.
9-yeu-to-de-tro-thanh-food-photographer-chuyen-nghiep-a3

Bài tập thực hành:

  • Bạn hãy chọn một chủ đề cho một dự án cá nhân và dành thời gian để sáng tạo ra 5 bức ảnh khác nhau với nhiều góc máy, cắt xén bức ảnh, thay đổi bố cục, ánh sáng,…
  • Hãy thử một số bức ảnh chụp cận (chụp Macrro).
  • Phác thảo ý tưởng của bạn trước đó hoặc bắt chước những bức ảnh đẹp trên Internet với những kiểu bố cục khác nhau.
  • Ghi chú lại các bước để bạn có thể sử dụng sau này.

2. Không ngừng học hỏi

Không ngừng học hỏi luôn song song với việc thực hành thường xuyên trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

Bởi công nghệ thì luôn phát triển nhanh chóng và nhiếp ảnh gia cần liên tục cập nhật kiến thức.

Trong quá khứ, với máy Film, nhiếp ảnh gia phải học cách sử dụng ánh sáng và điều chỉnh máy ảnh thủ công để chụp ảnh đẹp. Họ cũng phải xử lý cuộn Film và in ảnh từ nó.

Còn ngày nay, máy ảnh kỹ thuật số đã đơn giản hóa quá trình chụp ảnh, nhưng bạn vẫn cần học cách sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, chỉnh sửa hậu kỳ, và làm việc với file ảnh, in ấn.

Ngay cả khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, nhiếp ảnh gia vẫn cần hiểu về nguyên tắc cơ bản của ánh sáng và bố cục.

Thật may là ngày nay, những kiến thức đó rất dễ dàng tìm được thông qua Internet, bao gồm miễn phí và trả phí với rất nhiều nội dung và khóa học video, bạn đơn giản chi việc ngồi ở nhà và tìm kiếm mọi thứ bạn muốn.

9-yeu-to-de-tro-thanh-food-photographer-chuyen-nghiep-a8

3. Trau dồi kĩ năng Kinh doanh

Trong lĩnh vực Nhiếp ảnh thương mại, sự nhạy bén trong kinh doanh là yếu tố rất quan trọng.

  • Bạn cần có khả năng giao tiếp, làm việc với khách hàng hoặc team marketing sản phẩm.
  • Biết cách quản lý chi phí cần thiết cho dự án như: Tính toán chi phí vốn và thời gian bỏ ra.
  • Có hợp đồng rõ ràng và bản mẫu sẵn sàng giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo sự chắc chắn trong giao dịch.
  • Trong quá trình gặp gỡ, cố gắng lắng nghe khách hàng và hiểu rõ yêu cầu của họ.
  • Đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề một cách tự tin và bình tĩnh. Sau đó, tổng hợp thông tin và trình bày một cách thuyết phục để truyền đạt tầm nhìn của bạn.
9 Yeu To De Tro Thanh Food Photographer Chuyen Nghiep A7

4. Xây dựng và duy trì các kênh giao tiếp.

Chìa khóa thành công chính là khả năng kết nối các kênh của bạn thông qua giao tiếp, website, mạng xã hội,… Một sản phẩm nhai đi nhai lại sẽ không còn hấp dẫn nữa, thay vào đó bạn phải có những dự án mới, cập nhật thường xuyên trên các kênh truyền thông của bạn để khách hàng biết.

Kĩ năng chụp ảnh của bạn có thể xuất chúng, nhưng nếu bạn không kết nối được với mọi người thì bạn sẽ khó phát triển được.

Làm sao để quảng bá cho mọi người biết?

  • Chủ động gọi điện trực tiếp, hoặc gửi email cho những khách hàng tiềm năng để giới thiệu các tác phẩm (Portfolio) của mình. Họ sẽ ưu tiên chọn bạn nếu bạn chủ động liên hệ. Những khách hàng tiềm năng có thể là chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp, giám đốc nghệ thuật,,…
  • Xây dựng một Website cá nhân để đưa các tác phẩm của mình lên, nó cũng là một kênh khá chuyên nghiệp để giới thiệu tác phẩm cho những khách hàng tiềm năng.
  • Thường xuyên đăng tải lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, không chỉ các tác phẩm mà cả quá trình làm việc của bạn, hay thỉnh thoảng chia sẻ những bí quyết, mẹo hay để tăng lượng tương tác.
9-yeu-to-de-tro-thanh-food-photographer-chuyen-nghiep-a6

5. Tương tác với khách hàng

> Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

  • Theo dõi khách hàng tiềm năng và tương tác với họ trên các trang mạng xã hội, đưa ra những bình luận trên những bài viết của họ để thể hiện rằng bạn đang quan tâm tới những điều họ làm và để họ để ý đến bạn.
  • Bạn cũng có thể tìm hiểu công việc của họ trong quá khứ để xem bạn có phù hợp không.
  • Điều quan trọng là việc quảng bá cho khách hàng tiềm năng có thể sẽ không mang lại hiệu quả tức thời, nên bạn cần phải quảng bá liên tục và phải nhất quán theo một phong cách để cho mọi người nhận biết.
  • Các thông tin được cập nhật hàng ngày trên Internet sẽ khiến mọi người quá tải. Nghiên cứu thực tế cho thấy, phải mất trung bình 7 lần xuất hiện, khách hàng họ mới quyết định làm việc với bạn.
  • Ngày nay, có rất nhiều chiến lược để tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, bạn càng sử dụng nhiều chiến lược, thì cơ hội được mọi người biết đến càng lớn.

> Chăm sóc khách hàng cũ

  • Đừng quên tương tác với những khách hàng cũ, họ là những người trung thành nhất của bạn. Nếu bạn đã từng làm tốt, họ sẽ chủ động tìm đến, thậm chí nhờ những mối quan hệ tốt mà họ sẽ giới thiệu thêm khách hàng tiềm năng cho bạn.

Nhờ những mối quan hệ, mà tôi có cơ hội được gặp giám đốc sáng tạo của một công ty chuyên về tạp chí ẩm thực, điều đó đã giúp tôi có được dự án lớn. Sau đó họ vẫn thuê tôi một cách thường xuyên.

6. Chỉ nhận những dự án quan trọng

Khi đã có nhiều khách hàng, bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn, có quyền từ chối nếu khách trả thấp, dự án quá nhỏ hoặc dự án không phù hợp với phong cách của bạn,..

Thu hẹp tệp khách hàng, sau đó dành nhiều thời gian hơn cho những khách hàng xịn là cách bạn tối ưu hóa công việc, giảm tải được những khổi lượng không cần thiết.

Tôi có một khoảng thời gian bị cuốn vào công việc, với nhiều thể loại khách hàng, dự án nào tôi cũng nhận và điều đó khiến quỹ thời gian của tôi ngày càng ít đi. Lâu dần, khả năng sáng tạo của tôi bị suy giảm khá nhiều, đôi khi cả bị stress vì gặp những khách hàng làm việc thiếu chuyên nghiệp. Sau này tôi chỉ nhận những dự án cho những khách hàng quen, hoặc những công ty lớn và phù hợp với phong cách chụp của tôi, từ đó tôi có nhiều thời gian hơn vào ngày cuối tuần để thỏa sức sáng tạo với những dự án cá nhân cũng như chất lượng sản phẩm làm ra cũng tốt hơn.

7. Chi ngân sách cho Marketing

Bạn có biết, hầu hết các doanh nghiệp chi trung bình 10% ngân sách của họ cho hoạt động Marketing?

Đây là điều mà tôi đã gặp với rất nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Họ không đầu tư cho Marketing. Và nếu bạn không đầu tư cho Marketing, thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Bạn cần theo kịp những tiến bộ về công nghệ, các phương thức Marketing mới. Bạn cũng có thể thuê người để giúp bạn quảng cáo trên các kênh truyền thông.

Bạn có thể thử quảng cáo dịch vụ của mình trên các trang mạng xã hội hoặc trên google.

Nói chung, để thành công bạn phải đầu tư tiền vào tất cả mọi khía cạnh dành cho thương hiệu của bạn, chứ không chỉ riêng các thiết bị chụp ảnh.

Hãy nhớ rằng, đôi khi bạn cần phải tiêu tiền để kiếm được tiền. Tiền mua sắm thiết bị, phụ kiện, phông nền chụp ảnh, tiền quảng cáo, thuê nhân viên đươc tính là chi phí; Tiền thu được từ khách hàng chính là Doanh thu.

9-yeu-to-de-tro-thanh-food-photographer-chuyen-nghiep-a4

8. Đừng lo về Sự cạnh tranh

Tuy lĩnh vực nhiếp ảnh có rất nhiều sự cạnh tranh, nhưng đồng thời nhu cầu cũng rất lớn. Nhờ có Internet và các trang mạng xã hội mà mọi người được kết nối với nhau, điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, chủ nhà hàng, quán ăn muốn quảng bá sản phẩm trên Internet, thì rất cần những bức ảnh đẹp để thu hút được khách hàng.

Nhiều nhiếp ảnh gia lo sợ bị cạnh tranh hoặc có suy nghĩ rằng thị trường này đã bão hòa. Tuy nhiên không hẳn thế, những khách hàng tìm đến bạn là những kiểu khách hàng thích phong cách của bạn thông qua những dự án bạn đã làm. Phong cách sẽ xây dựng nên thương hiệu cho riêng bạn mà không ai khác có thể bắt chước được.

9. Đừng bỏ cuộc

“Nhiều người thất bại trong cuộc sống là những người đã không nhận ra rằng họ đã đến gần với thành công như thế nào khi họ đã từ bỏ.” – Thomas Edison

Để trở thành một nhiếp ảnh gia thành công, bạn phải kiên trì.

Có thể mất đến 5 năm để bạn bắt đầu có được thu nhập ổn định. Tất nhiên, nó có thể nhanh hơn, nhưng vẫn cần có thời gian để mọi người biết đến bạn.

Xây dựng thương hiệu của bạn dần dần và có một nguồn tiền dự trữ để sử dụng trong thời kì khó khăn hoặc khoảng thời gian ít có dự án. Nghe thì có vẻ giống một công việc Part-Time nhưng đừng ngạc nhiên. Tốt hơn là bạn nên có thêm nhiều khoản thu nhập khác song song với việc chụp ảnh, để giúp bạn gồng gánh những chi phí phát sinh hàng tháng. Nó sẽ giúp bạn nói không với những dự án kém chất lượng với mức thù lao thấp.

Hãy thận trọng, đừng chi tiêu quá đà, việc thiếu dòng tiền sẽ gây áp lực và giảm khả năng sáng tạo của bạn.


Lời kết

Bạn hoàn toàn có thể trở thành một Food Photographer chuyên nghiệp nếu biết nâng cao kĩ năng Kinh doanh và sẵn sàng đầu tư vào công việc của bạn.

Hơn hết, bạn cần có sự bền bỉ, nỗ lực và không bỏ cuộc khi gặp những khó khăn. Mới đầu sẽ hơi khó khăn, nhưng trải qua thời gian đủ lâu, bạn sẽ trở nên cứng cỏi hơn trong lĩnh vực này. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Dịch từ Gastrostoria.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *